Creatine là 1 loại thực phẩm bổ sung lâu đời và được sử dụng nhiều nhất, đây là 1 loại thực phẩm bổ sung không phải chất kích thích. Thực phẩm bổ sung Creatine có mặt trên thị trường từ năm 1993, khi các nhà khoa học nghiên cứu ra khi thấy tầm quan trọng của nó đối với người tập thể hình.
Với những tác dụng liên quan đến cải thiện năng lượng và tăng cơ bắp cho người tập Gym, song song với đó cũng có những lời đồn thổi rằng uống Creatine sẻ hại thận. Vậy Creatine có gây hại thận không, hôm nay AD sẻ trả lời câu hỏi này cho các bạn nhé.
Creatine là gì ?
Creatine được biết đến là 1 loại Acid Amin cực kỳ quan trọng đối với người tập thể hình và người chơi thể thao. Creatine được chứng mình giúp tăng năng lượng và tăng khối lượng cơ bắp.
Creatine được tạo ra ở thận, tuyến tụy và gan và được lưu trữ trong cơ xương của cơ thể, sau đó được chuyển hóa trong quá trình hoạt động thể chất . Băng cách sau khi được nạp vào cơ thể Creatine chuyển hóa thành Phospho Creatine góp phần vào quá trình tạo ra năng lượng Adenosine Triphosphate (ATP). Adenosine Triphosphate (ATP) này được tích trữ trong cơ thể và tạo ra nguồn năng lượng.
- Xem thêm: Tác dụng của Creatine
Creatine không chỉ có trong thực phẩm bổ sung, ngoài ra creatine là loại Acid Amin có trong thịt bò, thịt heo, cá, trứng, rau, các loại hạt… vì vậy hàng ngày chúng ta đang nạp 1 lượng Creatine thông qua thức ăn hàng ngày.
Uống Creatine có hại thận không ?
Dưới đây là 2 lý do mà việc sử dụng Creatine trực tiếp liên quan đến thận mà chúng ta thường được nghe:
- Thận là cơ quan giải độc chính của cơ thể và một khi uống Creatine vào cơ thể, creatine được hấp thụ từ ruột, nó sẽ đi qua thận.
- Creatine được biết là được xử lý bởi thận. Khi creatine bị phân hủy, sản phẩm phụ của nó là Creatinine, sẽ thải ra ngoài qua nước tiểu.
2 vấn đề trên là điều rất bình thường vì Creatinine được nói dễ hiểu là sản phẩm cặn bã được đào thải qua thận. Cả Creatine và Phosphocreatine đều bị phân hủy không enzyme thành Creatinine trong mô cơ xương. Creatinine được xuất vào máu, được lọc qua thận và bài tiết qua nước tiểu. Vì thận lọc Creatinine nên nồng độ Creatinine trong máu tăng.
Trong lâm sàng việc xét nghiệm Creatinine trong máu có vai trò quan trọng, nó là yếu tố chẩn đoán và tiên lượng các bệnh liên quan đến thận, vì vậy khi bạn sử dụng Creatine và sau đó đi xét nghiệm máu bác sỹ nói lượng Creatinine thì bạn nghĩ ngay đến bệnh thận do uống Creatine. Đây cũng là lý do chính lời đồn uống Creatine bị thận.
Các bạn nên nhớ hàng ngày các bạn đều nạp vào 1 lượng Creatine mà các bạn không biết vì trong thịt, cá trứng, cá…. đều có Creatine. Vì vậy nếu các bạn ăn nhiều thịt thì khi đi xét nghiệm lượng Creatinine trong máu cũng tăng nhé.
Để kiểm tra chính xác khi đi khám thận bạn cần ngưng sử dụng Creatine từ 4-5 ngày để lượng Creatinine trong máu ổn định và xét nghiệm Creatinine thường đi kèm với xét nghiệm ure để đánh giá chức năng lọc của thận được chính xác nhất.
Sử dụng Creatine sao cho an toàn ?
Dù Creatine là 1 sản phẩm vô hại nhưng bất cứ ảnh hưởng xấu nào tới cơ thể cũng có thể xảy ra khi bạn lạm dụng và sử dụng quá nhiều. Đó là lý do tại sao bạn nên tuân thủ và sử dụng đúng liều lượng quy định.
Đối với những người khỏe mạnh tập thể hình thường xuyên thì sử dụng 5g trong 1 ngày là liều lượng duy trì ổn định mức Creatine và an toàn nhất.
- Xem thêm : Cách nạp Creatine an toàn và hiệu quả
Đối với những người ít vận động hoặc có các bệnh lý về thận hoặc có nguy cơ rối loạn chức năng thận thì nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng nhé.
Ngoài ra để an toàn và có kết quả cao thì nên chọn các sản phẩm thực phẩm bổ sung Creatine có thành phần tinh khiết và không tạp chất không cặn bã để giảm tải cho thận như Ostrovit Creatine, Nutricost Creatine.
Trên đây là bài viết trả lời câu hỏi uống Creatine có hại thận không ? Hy vọng sau khi tham khảo bài viết này giúp bạn có thêm kiến thức và an tâm khi sử dụng Creatine nhé.